Nghề BrSE: Được và Mất?
04/03/2021
Hello tất cả các anh em, chúc anh chị em ngày nhiều niềm vui và năng lượng. Hi vọng chia sẻ sắp đến của mình sẽ giúp anh chị em có cái nhìn hoàn thiện hơn về nghề BrSE!
Dạo này mình nhận được nhiều câu hỏi rằng “BrSE được gì mà sao ai cũng tuyển?”, đa phần câu hỏi đến từ các em trẻ tuổi. Cảm thấy vui vì các em đã biết tìm hiểu kĩ càng cho tương lai, nếu anh em đã có lòng thì mình cũng phải có ít bún cho nó đầy đủ, hôm nay sẽ là phần tâm sự nhỏ về chủ đề: BrSE được gì? Và mất gì?
Là cá thì bơi, là chim thì sải cánh, Designer cần sáng tạo, Manager thì cần quản lý, Tester cần kĩ tính, Dev thì cần code,… nói chung mỗi công việc sẽ đòi hỏi những kĩ năng bắt buộc phải có, BrSE cũng vậy. Nếu ví von mà nói thì BrSE chính là việc đòi hỏi sự “kiên trì”, “chày cối”. Tính sơ qua thì cũng mất vài năm để lên được trình độ N2, chưa kể phải trau dồi các kĩ năng khác như code, test, kỹ năng quản lý… Nhanh thì 3-4 năm, chậm thì 6-7 năm là chuyện thường, thế này mà không chai lì thì rơi giữa đường mất thôi ?
Thế nên việc đánh giá xem mình sẽ được gì và mất gì trước khi bước chân vào con đường BrSE là hết sức quan trọng, ít nhất mình cũng sẽ không ngỡ ngàng vì những thứ mình sẽ gặp nhé!
1. ĐẦU TIÊN TA NÓI VỀ VIỆC SẼ MẤT GÌ TRƯỚC ĐỂ KẾT THÚC LÀ NHỮNG CÁI MÀ TA SẼ ĐƯỢC CHO TINH THẦN PHẤN KHỞI ANH EM NHÉ. VẬY, BRSE MẤT GÌ?
Top 1, thời gian và công sức: Như mình đã phân tích ở trên, BrSE cần trình độ JP tối thiểu N2 và các kĩ năng liên quan về code. Anh em nào may mắn đã học về 1 trong những thứ trên thì tiết kiệm được ít thời gian, không thì sẽ ná thở đấy.
Hai, xa nhà: Các job về BrSE đa phần ở Nhật, điều này đồng nghĩa với việc anh em sẽ xa nhà, may mắn thì chỉ trong năm làm việc mà xui như covid này thì tết đến chỉ có thể nhìn người thân qua màn hình.
Ba, “dâu trăm họ”: Cầu nối giữa khách hàng và team đồng nghĩa với việc khách quạu – mình chịu; anh em quạu – mình chịu. Thế mới nói slogan của BrSE có lẽ nên là “Vui vẻ không quạu”, anh em nào có tinh thần chịu thương chịu khó thì có thể xem như một điểm mạnh luôn đấy.
Bốn, thời gian cho bản thân: Anh em nào đã từng bị những hình ảnh lung linh hoa đào rơi rớt trời xanh mây trắng ở nước Nhật của các anh em BrSE “hớp hồn” thì đây mình cũng xin chia sẻ rằng nó là bề nổi của phần chìm là những deadline sấp mặt nhé.
Tạm tạm thế thui chứ anh em lại sợ thì khổ!
2. CÒN ĐÂY LÀ PHẦN VUI VẺ CỦA BÀI VIẾT, BRSE ĐƯỢC GÌ?
Đầu tiên có lẽ là những kĩ năng tuyệt vời cho bản thân. BrSE yêu cầu công việc cao đồng nghĩa với việc bạn phải học nhiều, nhưng theo nghĩa tích cực thì những kĩ năng đó là cho chính bạn. Sau khoảng 5 năm là BrSE rồi về nước, bạn dư sức để trở thành một phiên dịch viên hảo hạng hoặc học thêm bằng cấp rồi làm giáo viên tiếng Nhật.
Được trau dồi kỹ năng trong môi trường kỹ thuật khắc nghiệt: Nhật Bản
Lương cao và ổn định. Thu nhập tối thiểu hiện nay của BrSE là 350 man, cao nhất khoảng 700 man, khoảng này đủ để bạn lập gia đình, sinh con, mua nhà mua xe trong 5 năm mà không cần nhờ đến ai.
Cơ hội định cư tại Nhật: “hi sinh đời bố củng cố đời con là đây” – tận dụng cơ hội Nhật đang có những chính sách thu hút nhân tài, anh em nào muốn có thể ở hẳn ở Nhật, mình cực chút xíu nhưng con cái được hưởng nền giáo dục tốt hơn, thức ăn và không khí sạch hơn (so với Việt Nam).
KẾT:
Với những chia sẻ của mình ở trên hi vọng anh em (nhất là những anh em còn băn khoăn về BrSE) sẽ có cái nhìn kĩ hơn về công việc này. Công việc nào cũng sẽ có cái ưu cái nhược, cái được cái mất, cân bằng được là hạnh phúc. Chúc anh em sớm đưa ra được quyết định cho bản thân mình nha!
Nguồn: Ký sự BrSE